Tiêm vắc-xin phòng sốt vàng da: Yêu cầu bắt buộc khi nhập cảnh các nước Châu Phi

Đăng bởi admin

01/03/2024 19:01

Bạn sắp có một chuyến du lịch đến với Châu Phi, bạn đang chuẩn bị sẵn sàng và sắp xếp mọi thứ đầy đủ, bạn đang rất hào hứng và mong đợi. Tuy nhiên bạn đã thật sự chuẩn bị hết chưa? Hãy để Premier Tour “nhắc” cho bạn điều hết sức quan trọng và cần thiết phải làm trước khi xuất phát nhé.

Sốt vàng – hay còn gọi là nhiễm flavivirus do sự truyền nhiễm của muỗi, được xem là một trong những căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về nguy cơ bùng phát đại dịch sốt vàng da trên thế giới, căn bệnh này thường phổ biến ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và vùng cận Sahara Châu Phi.
 

Chúng xâm nhập vào cơ thể và gây ra rất nhiều căn bệnh, tệ nhất là dẫn t.ử v.o.n.g. Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này chưa? Hay danh sách các nước ở Châu Phi, lục địa mà bạn đang có ý định đến du lịch thì nước nào khi nhập cảnh cần có giấy tờ chứng nhận tiêm phòng chưa? Tất cả sẽ được Premier Tour chia sẻ chi tiết trong bài viết này nhé. 
 

v1-1708920062.jpg
Bệnh sốt vàng


Xem thêm: Lưu ý khi đi du lịch Kenya: Bí quyết cho chuyến đi hoàn hảo 
 

Sốt vàng là gì?

Sốt vàng – một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ và vùng cận Sahara Châu Phi, được hiểu nôm na là nhiễm flavivirus từ muỗi Aedes aegypti truyền vào cơ thể. Muỗi bị nhiễm bệnh khoảng 2 tuần trước đó bằng cách đốt một người mang vi rút gây bệnh. Trong bệnh sốt vàng trong rừng (sylvatic), vi rút lây truyền qua Haemagogus và các loài muỗi tán rừng khác có thể mắc phải vi rút từ loài linh trưởng hoang dã.
 

v2-1708920531.jpg
Sốt vàng là gì?

Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt phá hoại làm ảnh hưởng đến gan, phổi, tim mạch và một số cơ quan nội tạng khác nữa. Và giai đoạn tệ nhất của căn bệnh có thể dẫn đến t.ử v.o.n.g.
 

Những dấu hiệu triệu chứng của Sốt vàng

Sốt vàng - đúng như tên gọi của căn bệnh thì triệu chứng rõ nhất của nó gây ra là sốt và vàng da. Nhưng đó chỉ mới là khởi đầu tiếp theo nó sẽ gây tổn thương gan, làm nhịp tim chậm, đâu đầu, xuất huyết và suy đa phủ tạng. Tùy vào tình trạng và sức đề kháng của mỗi cơ thể mà những dấu hiệu có diễn ra rõ ràng hay không, có người sẽ không có bất kì triệu chứng đầu nào hết nhưng cũng sẽ có một số người xuất hiện rõ dấu hiệu sau 3 – 6 ngày tiếp xúc với virus.
 

v3-1708920608.jpg
Những dấu hiệu triệu chứng của Sốt vàng

Điều trị sốt vàng như thế nào?

Đối với bệnh này, thì hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị, nên vì thế sau khi chẩn đoán được người đó đã nhiễm bệnh các bác sĩ tiến hành đưa ra những phác đồ điều trị và tập trung làm giảm triệu chứng. Khi có biểu hiện của sự bội nhiễm vi khuẩn mới được dùng thuốc kháng sinh, và nếu nặng hơn hãy nhanh chóng nhập viện để được theo dõi sát sao.
 

Khi sốt, hãy áp dụng các biện phát làm mát cơ thể, thoát nhiệt như lau mát, sử dụng các loại vải thoáng khí, rộng, mỏng,...
 

Phòng chống số vàng

Bệnh sốt vàng – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ ở những dấu hiệu phức tạp mà còn ở những biến chứng nghiêm trọng nó gây ra trong cơ thể, sức khỏe người mắc phải. Và biện pháp tối ưu nhất đến hiện tại chúng ta có thể chủ động làm để phòng chống không mắc bệnh theo ThS.BS Bùi Ngọc An Pha – Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC chia sẻ và khuyến cáo người dân nên thực hiện những biện pháp như:
 

1.    Tiêm phòng

Tiêm phòng – biện pháp QUAN TRỌNG nhất để ngăn ngừa sốt vàng. Vaccine Stamaril (Pháp) là loại vaccine ngừa bệnh an toàn và hiệu quả, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suốt đời. Dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người lớn 60 tuổi.
 

Và chỉ định cho những người:

-    Đi đến, đi qua hoặc sống tại khu vực lưu hành bệnh sốt vàng.

-    Đi đến bất kỳ Quốc gia nào yêu cầu Giấy chứng nhận Tiêm chủng Quốc tế tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sốt vàng để nhập cảnh.

-    Người có nguy cơ nhiễm bệnh do nghề nghiệp.
 

Chống chỉ định cho những đối tượng:

-    Phụ nữ mang thai và cho con bú.

-    Những  người có tiền sử dị ứng với protein trứng gà, thịt gà, và các thành phần có trong vắc xin.

-    Người bị suy giảm, rối loạn chứng năng tuyến ức.

-    Người bị suy giảm hệ miễn dịch (do bẩm sinh, đang hóa trị, xạ trị bệnh ung thư), người nhiễm HIV.
 

v4-1708920713.png
Tiêm phòng

2.    Chống muỗi

Ngoài việc phòng chống bên trong, thì chúng ta cũng nên phải vệ bản thân từ bên ngoài trước sự tấn công của muỗi. Và để làm được điều đó nên:

-    Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời trong thời điểm muỗi hoạt động mạnh mẽ.

-    Mặc đồ dài khi đến những nơi nhiều muỗi.

-    Nếu ở khu vực nhiều muỗi gây bệnh, hãy nên dùng các dụng cụ như lưới chống muỗi hay thuốc xịt diệt muỗi.
 

v5-1708920792.jpg
Chống muỗi


DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CỦA CHÂU PHI CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI NHẬP CẢNH

 

v6-1708920819.png
DANH SÁCH CÁC QUỐC GIA CỦA CHÂU PHI CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI NHẬP CẢNH

Vì thế cho dù đi đâu làm gì, hãy nhớ tìm hiểu thật kỹ. Bảo vệ bản thân mình cũng như bảo vệ an toàn cho cả cộng đồng.
 

Xem thêm: Bước vào thế giới hoang dã Châu Phi: Chào đón Mùa di cư kỳ vĩ