Visa, nỗi lo của nhiều du khách muốn khám phá châu Âu, đặc biệt là những Freelancers (Freelancers - người làm công việc tự do). Bài viết dưới đây sẽ giúp những người có công việc đặc biệt này tìm ra cách xin visa châu Âu dễ dàng hơn đấy. Cùng tìm hiểu với Premier Tour nhé!
1. Vậy visa Châu Âu là gì?
Visa Schengen là loại visa lưu trú ngắn hạn được cấp cho du khách muốn thăm bất kỳ quốc gia thành viên nào của Khu vực Schengen. Mỗi lần lưu trú không vượt quá 90 ngày và chỉ phục vụ cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh. Với Visa Schengen, bạn có tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên mà không gặp kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, nếu bạn muốn học tập, làm việc hoặc sinh sống lâu dài hơn 90 ngày, bạn cần xin visa quốc gia cụ thể của quốc gia đó, chứ không phải visa Schengen.
Khu vực Schengen hiện có 27 quốc gia thành viên, bao gồm Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
2. Những khó khăn của freelancer làm visa châu Âu
Đối với freelancers, quá trình xin visa du lịch châu Âu có thể đặt ra những thách thức đặc biệt. Dưới đây là một số khó khăn mà freelancer thường gặp phải:
- Freelancers thường không có thời gian làm việc cố định, thiếu hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội khiến việc chứng minh thu nhập và nguồn thu nhập ổn định tại Việt Nam trở nên khó khăn.
- Trong mắt nhiều quốc gia phát triển, sự ổn định trong công việc là một yếu tố quan trọng, giúp chứng minh rằng bạn có kế hoạch trở về nước và không có ý định lưu lại làm việc.
- Nếu thiếu hụt cơ hội việc làm, mối quan hệ xã hội hạn chế, hoặc nguồn thu nhập không đảm bảo, điều này có thể làm giảm khả năng được cấp visa từ một số quốc gia.
Xem thêm bài viết: Xin visa Châu Âu du lịch và những điều cần biết
3. 7 mẹo xin visa du lịch cho freelancer
Đừng vội lo lắng trước những nỗi khó khăn mang tên xin visa du lịch cho freelancers, bạn hãy tham khảo một số mẹo dưới đây nhé:
Tạo tài khoản và hoàn tất thông tin visa trên trang website tùy thuộc quốc gia
Đây là bước quan quan trọng mà bất kỳ người nào muốn đi du lịch cũng nên chuẩn bị. Ở một số quốc gia không nhận hồ sơ trực tiếp mà chỉ nhận những hồ sơ có trên trang Immiaccount. Vì thế, tốt nhất bạn nên tìm hiểu đầy đủ thông tin rồi bổ sung để hạn chế tình trạng delay chuyến đi.
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Không bao giờ là thừa khi bạn chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ, thủ tục liên quan như: Ảnh cá nhân, giấy khai sinh, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, lịch sử du lịch, sổ tiết kiệm, thư giới thiệu, lịch trình du lịch,...
Chứng minh thu nhập cá nhân
Muốn đậu visa du lịch cho freelancer, bạn phải chứng minh được thu nhập cá nhân đủ đáp ứng cuộc sống tại Việt Nam và chi trả cho chuyến đi như: Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản từ 150 - 200 triệu đồng, sao kê tài khoản trong 6 tháng, thẻ tín dụng, giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe,...
Thông tin liên quan đến chuyến đi
Để có thể được nhận visa du lịch bạn nên trình bày đầy đủ tất cả giấy tờ liên quan đến chuyến đi cụ thể như: Lịch trình chuyến đi, vé máy bay khứ hồi, xác nhận đã đặt phòng khách sạn, bảo hiểm du lịch, dự trù kinh phí,..
Thư giới thiệu
Là người làm việc tự do, bạn buộc phải làm một lá thư giới thiệu về bản thân cũng như tất cả thông tin liên quan đến chuyến đi như: Thông tin về công việc, thu nhập mỗi tháng, chứng thực số tiền được nhận, sở thích du lịch, chứng minh các mối quan hệ ở Việt Nam và mong muốn được cấp visa.
Tiểu sử về những chuyến đi
Đây là mẹo cuối cùng để xin visa du lịch cho freelancer dễ dàng. Bằng những chuyến đi bạn đã trải nghiệm ở nhiều quốc gia khác có thể chứng minh được rằng mong muốn du lịch tại đất nước đó chứ không phải bất kỳ lý do nào khác.
Thư giải trình
Thư giải trình rất quan trọng với người công việc tự do để tăng khả năng đỗ visa. Trong thư, cần nêu rõ nội dung sau:
– Giới thiệu bản thân: Bạn đang làm công việc tự do gì? Thu nhập ra sao? Số tiền này chuyển khoản hay tiền mặt…
– Sở thích du lịch: Trình bày chân thành về sở thích du lịch, những quốc gia đã đến có ấn tượng gì?
– Lý do đến nước sở tại: Vì sao bạn muốn đến nước định xin visa, lịch trình thế nào, phương tiện di chuyển và khách sạn sẽ lưu trú.
– Ràng buộc để quay lại Việt Nam: Chứng minh những mối quan hệ, điều khiến bạn buộc phải trở về Việt Nam sau chuyến đi…
– Mong mỏi tha thiết được cấp visa: Kết thư, bạn trình bày mong muốn xin visa để ước mơ tới các điểm đến xinh đẹp thành hiện thực. Đồng thời, bạn nên cam kết chấp hành nghiêm quy định visa, xuất nhập cảnh, luật pháp quốc gia sẽ đến.
Bạn lưu ý rằng, thư giải trình không hề có mẫu chung bởi hoàn cảnh mỗi du khách khác biệt. Không chỉ người làm công việc tự do, kể cả người việc ổn định cũng nên viết tâm huyết. Sự chân thành đó sẽ giúp khả năng đỗ visa khả thi hơn.
Xem thêm bài viết: Du lịch Châu Âu - "Bỏ túi" thủ tục xin visa đầy đủ và chi tiết nhất
4. Những điều cần lưu ý để freelancer dễ dàng xin visa du lịch thuận lợi
Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp freelancer dễ dàng xin visa du lịch thuận lợi như sau:
– Visa du lịch Châu Âu sẽ không cho phép cá nhân hoạt động kinh doanh hoặc làm việc tại đất nước nên bạn cần xác định đúng mục đích và loại visa thực hiện.
– Tìm hiểu đầy đủ tất cả những thủ tục giấy tờ cần có để hoàn thiện visa một cách tốt nhất.
– Hoàn tất thủ tục trước khoảng 1 - 1,5 tháng với ngày khởi hành để có thêm thời gian bổ sung thông tin còn thiếu.
– Kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi nộp để tránh sai sót.
Đến với Premier Tour, chúng tôi cam kết tối ưu hóa cơ hội thành công cho hồ sơ của bạn. Chúng tôi hiểu rõ cách làm cho hồ sơ của bạn trở nên rõ ràng, thể hiện rõ mục đích du lịch và khả năng tài chính. Đảm bảo rằng hồ sơ của bạn sẽ được chuẩn bị một cách cẩn thận và chính xác, tăng cơ hội chấp nhận visa. Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay để được tư vấn cho chuyến đi trở nên hoàn hảo nhất nhé!